Ma trận BCG (Ma trận Boston)

Ma trận Boston còn được gọi là ma trận quan hệ tăng trưởng và thị phần (growth/share matrix) được tạo ra vào cuối thập niên 60 bởi công ty tư vấn chiến lược (strategy consulting) có tên là Boston Consulting Group.

Công ty do Bruce Henderson thành lập vào nằm 1963 là một trong ba công ty tư vấn về chiến lược hàng đầu thế giới (gồm McKinsey, Boston Consulting, Mercer)

Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và hoạch định chiến lược marketing ở cấp công ty ở tầm CEO cấp cao  trong một công ty.

Công ty Boston Consulting Group sau khi thành lập thì ngay trong thập kỷ 60 đã dùng kinh nghiệm thực tiển của bản thân mình tạo ra hai mô hình rất quan trọng và thực tiển cao được áp dụng cho đến ngày hôm nay.

Hai mô hình này là

  1. Experience Cure : Đường kinh nghiệm
  2. BCG : Ma trận Boston

Mô hình Đường kinh nghiệm Experience Cure

BCG  nhận thấy rằng một công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ phát triển theo thời gian và dẫn đến việc kinh nghiệm sản xuất tăng dần do đó chi phí sản xuất sẽ được giảm đáng kể. Mối quan hệ giữa kinh nghiệm sản xuất được tích lũy qua thời gian cùng với chi phí sản xuất được vẽ biểu diển thành một đường kinh nghiệm (Experience Cuve)

Experience Cuve được xác định bởi hai giá trị Direct costs per unit (chi phí trực tiếp trên mỗi đơn vị) và Cumulative volume of production (khối lượng tích lũy được trong sản xuất)

Từ biểu đồ trên sẽ thấy được các điểm trên đường EC biểu diễn chi phí sản xuất trực tiếp trên mỗi đơn vị C sẽ giảm dần khi kinh nghiệm trong sản xuất được tích lũy dần qua thời gian.

Ví dụ một công ty A sản xuất một sản phẩm X thì nằm đầu tiên có chi phí là 20 đơn vị/ sản phẩm. Sau 10 năm hoạt động sản xuất kinh nghiệm được tích lủy thì chi phí tại thời điểm này sẽ giảm xuống còn 8 đơn vị/ sản phẩm, và chi phí sẽ tiếp tục giảm dựa trên kinh nghiệm sản xuất được tích lũy nhưng nó sẽ không tồn tại ở mức 0.

Vậy nếu áp dụng chỉ số gia tăng kinh nghiệm thay bằng tăng thị phần thì công ty sẽ có được lợi thế về chi phí ở sau này. Chính vì vậy các công ty lớn luôn tập trung đánh mạnh vào việc mở rộng thị phần và các khoản đầu tư (có thể lỗ) sẽ được bù đắp lại về sau trong tương lai.

Lý thuyết trên được xây dựng dựa trên nguyên lý kinh tế học: Tính hiệu quả về quy mô (economies of scale)

Mô hình ma trận BCG

Hay còn gọi là mô hình tăng trưởng thị phần (growth/share matrix)

Mô hình BCG đưa ra bốn chiến lược để xác định việc nên đầu tư SBU

SBU (Strategic Business Unit) Chiến lược kinh doanh đơn vị. Mỗi một đơn vị kinh doanh được xây dựng và định vị khác nhau. Một SBU có thể là một đơn vị kinh doanh độc lập hoặc là một nhóm các đơn vị kinh doanh trong cùng một mảng.

Tất cả các đơn vị trên có cùng một mục tiêu quan trọng là giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh và đảm bảo sự ổn định chung cho các hoạt động của doanh nghiệp. Các hoạt động của doanh nghiệp có thể là tài chính, nguyên liệu hoặc để cũng cố thương hiệu…

Ví dụ công ty A sản xuất sản phẩm X thì cần nguyên liệu Y. Công ty A có thể dùng SBU để khai thác nguyên liệu Y và kinh doanh nguyên liệu Y để sinh lời như một thực thể kinh doanh độc lập nhưng trách nhiệm quan trọng nhất của SBU này vẫn là phải đảm bảo nguyên liệu cho công ty A cho dù việc kinh doanh khác có sinh lời bao nhiêu đi nữa.

Sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty có thể phân vào 4 nhóm

  • Nhóm sản phẩm bán chạy: là nhóm sản phẩm đang có sự tăng trưởng tốt về thị phần cũng như doanh số bán hàng. Nhóm này được xếp vào ô Ngôi sao.
  • Nhóm sản phẩm đang có thị phần cao nhưng không tăng trưởng doanh số nữa: nhóm này vẫn mang lại nguồn lợi nhuận nhất định do thị phần vẫn tốt, nhưng không tăng trưởng và dần dần mất dần vị thế, được xếp vào ô Bò sữa.
  • Nhóm sản phẩm có thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng giảm dần: đây là nhóm sản phẩm hoặc là vào cuối chu kỳ bán đã hết cầu, lỗi mốt hoặc sản phẩm không phù hợp với thị trường, được xếp vào ô Chó mực.
  • Nhóm sản phẩm mới, chuẩn bị ra mắt thị trường: là nhóm sản phẩm không biết phản ứng của thị trường ra sao, xếp vào ô Dấu hỏi.

Như vậy khi áp dụng SBU vào mô hình BCG sẽ có bốn chiến lược như sau

  1. Xây dựng (Build)
    Chiến lược Build là giai đọn sản phẩm của doanh nghiệp ở giai đoạn cần được đầu tư về nguồn lực để giúp tăng trưởng thị phần. Theo mô hình EC đường kinh nghiệm thì ở giai đoạn này việc trích nguồn lực để phát triển sản phẩm đôi khi cần hy sinh cả lợi nhuận trước mắt để nhắm đến mục tiêu dài hạn. (Áp dụng cho sản phẩm trong phần Question Marks)
  2. Giữ (Hold)
    Chiến lược Hold là giai đoạn con Bò Sữa ở giai đoạn này sản phẩm được xem là lúc thu hoạch sữa bò tức là nhằm tối đa hóa khả tạo ra lợi nhuận. (Chiến lược cho sản phẩm trong phần Cash Cows)
  3. Thu hoạch (Harvest)
    Chiến lược này tập trung vào mục tiêu thu được lợi nhuận ngay lập tức trong ngắn hạn mà không cần quan tâm đến mục tiêu lâu dài của sản phẩm. Thông qua việc cắt giảm chi phí, tăng giá. (Áp dụng cho sản phẩm trong phần Question Marks nhưng không thể chuyển sang Stars và Dogs)
  4. Từ bỏ (Divest)
    Từ bỏ sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà không có khả năng sinh lợi nữa để dồn nguồn lực vào những sản phẩm khác. (Áp dụng cho sản phẩm trong phần Question Marks nhưng không thể chuyển sang Stars và Dogs)

Doanh nghiệp khi phân tích ma trận BCG sẽ giúp cho việc phân bổ các nguồn lực cho các SBU một cách hợp lý, để từ đó xác định xem cần hay bỏ một SBU nào đó.

Tuy nhiên ma trận này cũng bộc lộ một số điểm yếu là : Quá đơn giản khi chỉ sử dụng hai chỉ tiêu : RMS và MGR để xác định vị trí của USB trên thị trường mà không đưa ra được chiến lược cụ thể cho các SBU, không xác định vị trí của SBU kinh doanh các sản phẩm mới.  

Ma trận BCG đơn giản hóa chiến lược thông qua hai yếu tố là tốc độ tăng trưởng sản phẩm và thị phần.

Nó giả định rằng để có được tốc độ tăng trưởng cao thì phải sử dụng nhiều nguồn lực (và tiền) hơn.

Nó không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà có thể sử dụng để phân tích các bộ phận hay công ty con của một công ty => phân phối lại nguồn lực trong công ty.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.