MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA – Bản Hán-Việt:
Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
“Xá-Lợi-Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc,vô thọ, tưởng, hành, thức.
Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly nhất thiết điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú. Tức thuyết chú viết:
Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha.”
Ma ha Bát nhã Ba la mật đa.

般若波羅蜜多心經
觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識。亦復如是。舍利子。是諸法空相。不生不滅。不垢不淨。不增不減。是故空中無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒。是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛。故說般若波羅蜜多咒。即說咒曰。
揭諦揭諦 波羅揭諦 波羅僧揭諦 菩提薩婆訶

आर्यावलोकितेश्वरो बोधिसत्त्वो गंभीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणो व्यवलोकयति स्म । पंचस्कन्धाः । तांश्च स्वभावशून्यान्पश्यति स्म । इह शारिपुत्र रूपं शून्यता शून्यतैव रूपं रूपान्न पृथक्शून्यता शून्यताया न पृथग्रूपं यद्रूपं सा शून्यता या शून्यता तद्रूपं । एवमेव वेदनासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि । इह शारिपुत्र सर्वधर्माः शून्यतालक्षणा अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अमला न विमला नोना न परिपूर्णाः । तस्माच्छारिपुत्र शून्यतायां न रूपं न वेदना न संज्ञा न संस्कारा न विज्ञानानि । न चक्षुःश्रोत्रघ्राणजिह्वाकायमनांसी । न रूपशब्दगंधरसस्प्रष्टव्यधर्माः । न चक्षुर्धातुर्यावन्न मनोविज्ञानधातुः । न विद्या नाविद्या न विद्याक्षयो नाविद्याक्षयो यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयो न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तिः ॥ तस्मादप्राप्तित्वाद्बोधिसत्त्वाणां प्रज्ञापारमितामाश्रित्य विहरत्यचित्तावरणः । चित्तावरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः ।। त्र्यध्वव्यवस्थिताः सर्वबुद्धाः प्रज्ञापारमितामाश्रित्यानुत्तरां सम्यक्सम्बोधिमभिसंबुद्धाः ।। तस्माज्ज्ञातव्यं प्रज्ञापारमिता महामन्त्रो महाविद्यामन्त्रो ऽनुत्तरमन्त्रो ऽसमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनः । सत्यममिथ्यत्वात् । प्रज्ञपारमितायामुक्तो मन्त्रः । तद्यथा गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा ।। इति प्रज्ञापारमिताहृदयं समाप्तम्

梵音羅馬字
atha prajñāpāramitāhṛdayasūtram ¦ namaḥ sarvajñāya ¦ āryavalokiteśvaro bodhisattvo gaṃbhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma ¦ paṃcaskandhāḥ ¦ tāṃś ca svabhāvaśūnyān paśyati sma ¦ iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyatāyā na pṛthag rūpaṃ yad rūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tad rūpaṃ ¦ evam eva vedanāsaṃjñāsaṃskāravijñānāni ¦ iha śāriputra sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā na vimalā nonā na paripūrṇāḥ ¦ tasmāc chāriputra śūnyatāyāṃ na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārā na vijñānāni ¦ na cakṣuḥśrotraghrāṇajihvākāyamanāṃsī ¦ na rūpaśabdagaṃdharasaspraṣṭavyadharmāḥ ¦ na cakṣurdhātur yāvan na manovijñānadhātuḥ ¦ na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo na duḥkhasamudayanirodhamārgā na jñānaṃ na prāptiḥ ¦ tasmād aprāptitvād bodhisattvāṇāṃ prajñāpāramitām āśritya viharaty acittāvaraṇaḥ ¦ cittāvaraṇanāstitvād atrasto viparyāsātikrānto niṣṭhanirvāṇaḥ ¦ tryadhvavyavasthitāḥ sarvabuddhāḥ prajñāpāramitām āśrityānuttarāṃ samyaksambodhim abhisaṃbuddhāḥ ¦ tasmāj jñātavyaṃ prajñāpāramitā mahāmantro mahavidyāmantro ‘nuttaramantro ‘samasamamantraḥ sarvaduḥkhapraśamanaḥ ¦ satyam amithyatvāt ¦ prajñapāramitāyām ukto mantraḥ ¦ tadyathā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā ¦ iti prajñāpāramitāhṛdayaṃ samāptam

观自在菩萨,行深般若波罗蜜多时。照见五蕴皆空,度一切苦厄。舍利子,色不异空,空不异色,色即是空,空即是色,受想行识,亦复如是。舍利子,是诸法空相,不生不灭,不垢不净,不增不减。是故空中无色,无受想行识,无眼耳鼻舌身意,无色声香味触法,无眼界,乃至无意识界。无无明,亦无无明尽,乃至无老死,亦无老死尽。无苦集灭道,无智亦无得。以无所得故,菩提萨埵,依般若波罗蜜多故,心无罣礙,无罣礙故,无有恐怖,远离顚倒梦想,究竟涅槃。三世诸佛,依般若波罗蜜多故,得阿耨多罗三藐三菩提。故知般若波罗蜜多,是大神咒,是大明咒,是无上咒,是无等等咒,能除一切苦,眞实不虚。故说般若波罗蜜多咒,即说咒曰:揭谛揭谛,波罗揭谛,波罗僧揭谛,菩提萨婆诃。

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán Tự Tại quán sâu Bát Nhã,
Ngài thấy rằng tất cả là không.
Năm uẩn cũng thể một giòng,
Là Không nên vượt khỏi vòng khổ đau.
Xá Lợi Tử! Pháp sâu tin chắc,
Sắc là Không, Không Sắc chẳng hai.
Này Xá Lợi Tử! nghe đây :
Bổn nguyên các pháp xưa rầy tướng không
Vì không tướng nên không sanh diệt,
Cũng chẳng tăng, chẳng thiệt mảy nào!
Chẳng nhơ, chẳng sạch tơ hào!
Ở trong Không đó, pháp nào cũng không
Đã Không Sắc lại không cả Thọ,
Tưởng, Thức, Hành lại có hay sao ?
Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi thật đâu !
Không Thân, không Ý, Dễ dầu Thức sanh
Cũng chẳng có Sắc, Thanh, Hương, Vị,
Xúc, Pháp kia cũng chỉ giả thôi !
Nhãn giới đã chẳng có rồi,
Đến Ý thức giới, than ôi có gì !
Vô minh đó là chi chẳng thấy,
Lẽ Nào đâu tận thảy Vô Minh ?
Đến như Lão, Tử chẳng sanh.
Mong Lão, Tử tận, thật tình luống công
Khổ, Tập, Diệt, Đạo đồng không có,
Trí tuệ mong Được, có được chăng ?
Các hàng Bồ Tát vẫn hằng
Y theo Bát Nhã không ngăn ngại gì.
Không sợ hãi, viễn ly điên đảo,
Xa lìa mộng tưởng, đáo Niết Bàn.
Ba đời chư Phật thường làm,
Y theo Bát Nhã nhập hàng Thánh Nhân
Ba la mật thường chân Đẳng Giác,
Ngồi toà sen Diệu Giác Bồ Đề
Thế nên chú Bát Nhã kia,
Là đại thần chú đưa về nguồn chân,
Là đại minh oai thần vô thượng
Là chú thần diệt chướng vô song.
Hay trừ hết thảy Khổ, Không
Phải nên tin chắc, xoá lòng hoài nghi.
Nên như vậy tức thì nói chú :
Yết đế ! yết đế ! ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, ta bà ha! (3 lần)

TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA:
Khi ngài Quán Tự Tại Bồ Tát,
Thực hành sâu về Bát nhã xong;
Thấy rằng năm uẩn đều không,
Vượt qua ách nạn, ngoài vòng khổ đau.

Xá Lợi Tử! Không nào khác Sắc,
Tự Sắc này, nào khác với Không;
Không là Sắc, Sắc là Không,
Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đồng đều Không.

Xá Lợi Tử! Tướng Không các pháp,
Không giảm, tăng, dơ, sạch, diệt, sanh;
Nên trong Không đó, Trọn lành,
Không Sắc, Thọ, Tưởng, Thức, Hành, mảy may.

Không Mũi, Lưỡi, Mắt, Tai, Thân, Ý,
Sắc, Thinh, Hương, Xúc, Vị, Pháp không;
Hoàn toàn Nhãn giới là Không,
Đến Ý thức giới cũng không tướng hình.

Vốn không có Vô minh, Già chết,
Cũng không hết Già chết, Vô minh,
Khổ, Tập, Diệt, Đạo Vô sinh,
Đó là sự thật, tướng hình đều không.

Không có Trí, cũng không có Đắc,
Vì vốn Không sở đắc điều chi;
Khi vì Bồ Tát hành y,
Đối cùng Bát nhã toàn tri thế này!

Tự Tâm chẳng trong, ngoài, chướng, ngại,
Vì vốn không chướng, ngại nơi Tâm;
Nên không sợ hãi, mê lầm,
Xa lìa mộng tưởng, Niết bàn an vui.

Các vị Phật ba đời thế cả,
Đã hành y Bát nhã Ma ha;
Viên thành tựu quả Phật đà,
Tức Vô thượng giác Ngộ qua, hoàn toàn.

Cho nên phải biết rằng Bát nhã,
Thật khó mà diễn tả, nghĩ bàn;
Vốn là loại Chú Đại Thần,
Là Đại Minh Chú, toàn chân, nhiệm mầu.

Là Vô thượng Chú, cao tột bậc,
Khổ toàn trừ, chân thật không ngoa;
Nói về Bát nhã Ma ha,
Tức là phải nói rõ ra Chú này:

Ngộ qua, ngộ qua, Ngộ qua bờ kia;
Ngộ qua hoàn toàn, Trọn lành giác ngộ.

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
TÂM KINH:
Bản dịch nghĩa:
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.
Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!)

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.